Tác dụng của tia hồng ngoại trong phục hồi chức năng
Tia hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không nhìn thấy có bước sóng trong khoảng từ 400.000nm đến 760nm, nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ ra tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ. Hồng ngoại là bức xạ có nhiệt lượng cao nên còn gọi là bức xạ nhiệt, do đó tác dụng của hồng ngoại chủ yếu là tác dụng nhiệt. Ở những vùng chịu tác động nhiệt của hồng ngoại sẽ dãn mạch đỏ da giống như các phương pháp nhiệt khác, nên có tác dụng giảm đau, chống viêm mạn tính, làm mềm cơ. Mức độ xuyên sâu của bức xạ hồng ngoại vào cơ thể nhìn chung là rất kém, chỉ khoảng 1-3mm.
Xem thêm: lồng hồng ngoại và máy ánh sáng sinh học
Nếu bạn muốn biết nên mua máy ánh sáng sinh học uy tín ở đâu hãy gọi Hotline 0908 37 7079
Tác dụng:
Tác dụng:
- Do tia hồng ngoại có tác dụng thấu nhiệt nông xuyên qua da khoảng 3mm, nên tia sáng này làm nóng da tại chỗ, nhiệt độ da tăng lên, mạch máu tại chỗ giãn ra. Do hiện tượng tăng lượng máu cục bộ và tăng nhiệt độ tại chỗ dẫn đến phát tán nhiệt đi khắp cơ thể và làm tăng nhiệt toàn thân.
- Hồng ngoại có tác dụng chữa bệnh cơ, xương, khớp, làm giảm đau, vết bầm tím. Khi dùng đèn hồng ngoại chiếu sáng rọi vào những vết thương sẽ giúp giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch, làm tan máu bầm, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.
- Hồng ngoại còn có thêm tác dụng trong việc chỉnh sửa sắc đẹp, và còn được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm thẩm mỹ viện,...
Hồng ngoại được chỉ định trong các trường hợp:
- Giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mạn tính như: đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ,...
- Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong các trường hợp vết thương, vết loét lâu liền, làm nhanh liền sẹo,...
- Làm giãn cơ để giúp cho các kỹ thuật trị liệu khác như xoa bóp, tập vận động dễ dàng hơn,...
* Không nên chỉ định trong các trường hợp sau:
- Các ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, giãn tĩnh mạch da.
- Nên tránh chiếu đèn hồng ngoại ở vùng da bị tổn thương hay chấn thương, vùng da bị mất cảm giác, vùng da có sẹo lồi.
Phương pháp tiến hành điều trị:
- Cho người bệnh nằm hay ngồi thoải mái. Đặt đèn ở vị trí an toàn và thuận lợi.
- Điều chỉnh khoảng cách đèn và mặt da theo chỉ định (khoảng 40 - 90cm, điểu chỉnh độ nóng bằng cách điều chỉnh khoảng cách từ đèn đến vùng được chiếu), chiếu đèn thẳng góc với mặt da, khi hết giờ tắt đèn, kiểm tra vùng điều trị (đỏ đều không rát là được).
- Thời gian chiếu trung bình 20 - 40 phút, mỗi ngày chiếu khoảng 2 - 3 lần.
Một số điều cần lưu ý khi điều trị:
Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, chúng ta cần lưu ý:
- Đề phòng bỏng do quá liều (khoảng cách quá gần, thời gian quá lâu), do nổ vỡ bóng đèn (thường do nước lạnh bắn vào bóng đèn).
- Tránh va đụng phải bóng đèn khi đang nóng.
- Không nhìn trực tiếp vào đèn đang sáng gây hại mắt.
Tác dụng của tia hồng ngoại trong phục hồi chức năng
Reviewed by HanaKBN
on
16:31
Rating: